Các mẫu thiết kế phòng tắm 4m2 đáp ứng các yêu cầu: nhỏ, gọn gàng, thoải mái, tiện nghi sẽ giúp bạn nâng tầm cuộc sống. Tham khảo 50+ mẫu phòng tắm nhỏ đẹp này để áp dụng cho thiết kế phòng tắm trong công trình của mình nhé!
1. Mẹo thiết kế nhà tắm 4m2 đẹp, sang trọng nhất
Nhà tắm 4m2 là mẫu nhà tắm có diện tích nhỏ. Thiết kế nội thất nhà tắm nhỏ không hề đơn giản. Bạn cần phải tính toán kỹ lưỡng để tạo nên một không gian sinh hoạt thoải mái và tiện nghi. Vì vậy, bạn hãy áp dụng những mẹo thiết kế sau đây!
- Sử dụng màu sắc tươi sáng
Màu sắc yếu tố tác động đến thị giác mạnh nhất nên sẽ quy định đầu tiên về sự cảm nhận không gian của phòng tắm 4m2. Sử dụng màu sắc tươi sáng sẽ giúp căn phòng tắm nhỏ rộng rãi hơn.
Các màu sắc nên sử dụng là màu trung tính như xám, ghi hay màu trắng. Một số màu sắc đậm hơn như xanh, đỏ, hồng cũng được sử dụng trong phòng tắm nhỏ. Tuy nhiên, việc thiết kế không gian với các sắc màu đậm này cần phải khéo léo. Sử dụng chúng để làm điểm nhấn sẽ mang lại vẻ đẹp ấn tượng cho không gian.
- Dùng gạch ốp lát kích thước lớn
Khi thiết kế phòng tắm, vật liệu được sử dụng cho sàn và tường chủ yếu là gạch ốp lát. Thi công vật liệu này sẽ tạo ra những đường ron gạch. Nhà tắm nhỏ với nhiều đường ron rối mắt sẽ khiến không gian bị thu hẹp.
Sử dụng gạch ốp lát kích thước lớn phù hợp để giúp không gian có cảm giác rộng hơn. Thêm nữa, gạch ốp tường sử dụng gạch bề mặt bóng cũng nới rộng không gian hơn. Gạch lát nền nhà tắm sử dụng gạch nhám để giúp chống trơn trượt.
- Sử dụng kết hợp ánh sáng tự nhiên và nhân tạo
Tận dụng nguồn sáng tự nhiên bằng những cửa sổ nhỏ. Kết hợp với đó là lắp đặt hệ thống chiếu sáng để cung cấp đầy đủ ánh sáng cho phòng tắm. Phòng tắm lúc nào cũng ngập tràn ánh sáng sẽ rộng và thoáng hơn.
- Thiết kế độ dốc mặt sàn tăng cường sự khô thoáng cho không gian
Một không gian phòng tắm dù lớn hay nhỏ sẽ càng bí và chật nếu như lúc nào cũng ẩm thấp. Nên một mẹo giúp phòng tắm 4m2 rộng rãi hơn chính là mang đến sự khô ráo tối đa. Ngoài việc bố trí rõ ràng khu vực khô ráo và ẩm ướt thì tạo mặt sàn có độ dốc. Nước thoát nhanh hơn đảm bảo cho phòng tắm hạn chế nước gây ướt át, ẩm ám khó chịu.
- Sắp xếp khoa học thiết bị vệ sinh, thiết kế nhiều không gian lưu trữ theo chiều dọc
Sự gọn gàng luôn giúp không gian rộng thêm ra. Vì thế, hãy hoàn thất thiết kế nhà tắm của bạn với việc lắp đặt những thiết bị vệ sinh ở vị trí phù hợp, khoa học nhất. Phân tách các khu vực khô và khu vực ướt. Sắp xếp theo hương từ cửa vào là chậu rửa, bồn cầu rồi đến khu vực tắm.
Những món đồ sử dụng trong nhà tắm hãy được cất gọn gàng ở các kế lưu trữ. Bố trí các khu vực lưu trữ đồ theo chiều đọc để không làm chiếm nhiều không gian sử dụng.
2. Tư vấn lựa chọn thiết bị vệ sinh cho phòng tắm 4m2
- Bồn cầu 2 khối, bồn cầu âm tường
Bồn cầu 2 khối được khuyến khích lắp đặt trong không gian phòng tắm nhỏ. Bởi loại bồn cầu này có kích thước khá nhỏ gọn. Khi lắp đặt chúng ở không gian nhỏ cũng rất tiện lợi. Vì chúng tách rời phần két nước và phần bệ ngồi.
Bồn cầu âm tường cũng được sử dụng nhiều trong các thiết kế phòng tắm nhỏ. Két nước được giấu trong tường giúp mở rộng thêm không gian phía trên. Thêm nữa, loại bồn cầu này còn làm tăng sự sang trọng của không gian nhà tắm nữa.
- Sen tắm thường
Với sự nhỏ gọn của mình. Sen tắm thường luôn là lựa chọn tốt cho khu vực tắm ở một không gian nhỏ. Nó được gắn trên thường và chỉ cần có chỗ đứng tắm vừa đủ là bạn cũng thấy rất thoải mái rồi.
Sen tắm cây cũng được lắp đặt nếu như khu tắm rộng một chút. Vì bát sen cây được cố định và bạn phải có chỗ đứng tắm thoải mái. Thêm nữa là phần cây sen cũng khá cồng kềnh hơn so với sen tắm thường.
- Sử dụng bồn tắm đứng hay bồn tắm nằm
Bồn tắm nằm không ưu tiên lắp đặt khi thiết kế phòng tắm 4m2. Bởi chúng có kích thước lớn. Tuy nhiên, một số gia đình vẫn thích sử dụng thiết bị vệ sinh này thì vẫn có thể lắp đặt được. Chọn một mẫu nhỏ gọn hoặc đặt góc.
Trong khi đó, bồn tắm đứng, vách tắm kính là lựa chọn của nhiều người muốn phân tách khu vực trong phòng tắm nhỏ. Những tấm vách kính trong suốt sẽ không làm căn phòng nhỏ đi mà thêm vào đó, nó lại đảm bảo cho phòng tắm nhỏ luôn được khô ráo.
- Chậu rửa treo tường, chậu rửa góc, chậu rửa đặt bàn
Chậu rửa là thiết bị nhà tắm thiết yếu nhất. Những chiếc chậu treo tường giúp tiết kiệm không gian nhất. Vì thế nó được chọn lựa để lắp đặt cho những phòng tắm có diện tích nhỏ khoảng 4m2.
Ở nhiều không gian phòng tắm, khu vực góc cũng được tận dụng để lắp đặt chậu rửa. Các mẫu chậu đặt góc nhỏ xinh được bày bán đáp ứng nhu cầu của nhiều gia chủ.
Nếu muốn không gian được sang trọng hơn, sử dụng chậu rửa đặt bàn cũng khá tiện ích. Những mẫu chậu đặt bàn nhỏ nhỏ được lắp kèm theo một chiếc tủ chậu xinh mà cũng rất gọn. Hoặc đơn giản, bạn chỉ cần một tấm gỗ gắn tường là cũng có một chiếc chậu đặt bàn cho phòng tắm nhỏ của mình rồi.
Thiết kế chậu âm bàn đá thường không được chọn cho thiết kế nội thất phòng tắm 4m2. Tuy nhiên, nếu thích thì bạn cũng có thể có được một chiếc chậu âm bàn đá. Tính toán khéo một chút, hoặc thay vì chất liệu bàn đá bạn cũng có lắp đặt tủ chậu âm bàn bán sẵn nhỏ gọn.
- Gương phòng tắm kích thước lớn
Một phụ kiện nhà tắm không thể thiếu được trong mọi phòng tắm là chiếc gương. Với phòng tắm nhỏ, lựa chọn một chiếc gương lớn sẽ giúp nới rộng không gian hơn. Đây cũng là một giải pháp nới rộng không gian mà các chuyên gia thiết kế mách cho mọi người.
Comments